Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6
Hôm qua : 5
Tháng 11 : 247
Tháng trước : 222
Năm 2024 : 2.741
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KÝ ỨC NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ

Tác giả: Phan Thành Nguyên

Quá khứ của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước hào hùng đã lùi vào dĩ vãng. 48 năm qua, những người lính một thời của chiến trường Quảng Đà vẫn không thôi suy nghĩ về đồng đội, về chiến trường, về những người anh em đã nằm xuống, hóa thân vào đất mẹ… Trong những ngày này, tại nghĩa trang liệt sỹ xã Điện Thọ và Nhà bia tưởng niệm ở các thôn trên địa bàn xã, chúng tôi có dịp chứng kiến hàng ngàn lượt người đến viếng mộ các liệt sỹ. Không ai bảo ai, tất cả đều nghiêng mình kính cẩn trước anh linh những chiến sĩ đã hòa trong lòng đất mẹ bởi sự hy sinh cao cả để bảo vệ Tổ quốc, thống nhất non sông.

Bác Lê Văn Nuôi – Thôn La Huân, xã Điện Thọ từng là chiến sĩ của đơn vị Đặc công biệt động Quận 1 – Quảng Đà (nay là Ban CHQS Quận Hải Châu – Thành đội Đà Nẵng) bồi hồi nhớ lại: “Khi chúng tôi vác ba lô lên đường, vào chiến trường Quảng Đà đều là những thanh niên tuổi đời còn rất trẻ, có những anh em, đồng đội chỉ mới 18, đôi mươi, Khi Bác vào đây, bom đạn giặc Mỹ đã tàn phá dường như cả tỉnh Quảng Đà. Tuổi trẻ và lòng quyết tâm là động lực để Bác và anh em chiến sĩ chiến đấu để bảo vệ từng mảnh đất của Tổ quốc”. Mặc trên mình bộ đồng phục của Hội Cựu chiến binh - tham chiến tại trận đánh K800 vào năm 1970, Bác Lê Văn Nuôi bồi hồi, xúc động kể: “Từ năm 1969 đến năm 1972, quân và dân toàn Đặc Khu ủy Quảng Đà tiếp tục tiến công địch trên cả “3 vùng chiến lược”, với “3 mũi giáp công” tạo nên nhiều chiến công hiển hách, Bác nhớ như in vào ngày 31 tháng 12 năm 1970, 4 Trận một đêm Bác cùng đồng đội đánh vào khu cảnh sát Ngụy - Quận 2 và tiêu diệt hết lực lượng địch. Sau đêm tập kích của Đại đội không ai hi sinh”. Bác nói tiếp “Cái chân này nè, chân giả đấy Trận K850 hè năm 1971 Bác đi thực hiện nhiệm vụ trinh sát và đã bị nổ boom của địch, may mắn được đồng đội cứu và chở về trạm xá không thì cũng nằm ở đây rồi”. Đi từng nấm mồ, thắp hương cho đồng đội, Bác Nuôi và những người ở lại chăm chút lau từng tấm bia, bình hoa. Đối với Bác, những người đồng đội của ông luôn luôn hiện hữu bên cạnh ông và những người còn sống.

Mỗi lần đến thăm đồng đội, Bác Nuôi mang trong người nhiều cảm xúc khó tả. “Đến gặp đồng đội cảm xúc mình dâng trào lắm, vừa xúc động, vừa hào hùng. Hàng năm chúng tôi lên đây 3 ngày, ngày 27/7, ngày 6/3 âm lịch và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”, Bác Nuôi cho hay.

Chứng kiến sự hy sinh của đồng đội, Bác luôn luôn mang trong mình một sự biết ơn. Với Bác, để được sống đến hôm nay là biết bao xương máu của đồng đội đã ngã xuống. Do đó Bác luôn dành thời gian về thăm đồng đội, và gửi gắm đến những người trẻ. “Mong thế hệ trẻ hôm nay sống có trách nhiệm, nhiệt huyết với Tổ quốc. Cống hiến hết mình cho Tổ quốc, như các chú các anh đã từng làm”, Bác Nuôi nhấn mạnh.

Ngồi một góc bên mộ liệt sĩ Trần Thị Chiến – AHLLVT và Lê Văn Tới Bác Nuôi vừa run, vừa bùi ngùi kể lại: “Lúc đó chỗ chúng tôi đóng quân có hai con đường, Chị Chiến được phân công đi gài mìn một con đường nhưng địch phát hiện và bắn nhiều loạt đạn. Chúng tôi sơ cứu, đưa lên võng đi cấp cứu nhưng dọc đường thì chỉ hy sinh khi còn trẻ”.

Bác Nuôi cho biết thêm, mặc dù đang là Thương binh đi lại khó khăn, nhưng năm nào bác cũng về đây thăm đồng đội. “Mỗi khi đến đây tôi xúc động lắm. Mỗi lần đến đây thăm anh em mới thấy lòng nhẹ nhõm chút. Chứ khi xưa nhìn đồng đội mất đi tâm tư tôi cắn rứt, nặng nề vì thấy mình cũng có một phần trách nhiệm. Tới đây ôn lại kỷ niệm tình đồng chí, nhớ anh em buồn lắm”, Bác Nuôi bộc bạch.

Là người chị, người bạn chơi từ nhỏ, Bác và người đồng đội rất quý nhau, hàng năm cứ đến ngày này ông đều đến đây thăm người bạn, người đồng đội năm xưa. Theo Bác Nuôi, đây là dịp để mình gặp lại đồng đội, nhớ về những ngày chiến đấu ác liệt. Mặc dù đã hy sinh, nhưng với Bác Nuôi hình bóng người bạn, người đồng đội năm xưa luôn trong tâm trí Bác.

Lời cuối mong muốn của Bác “bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các cấp Hội CCB đã và đang góp phần bồi đắp tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh của dân tộc, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, giúp họ sống có lý tưởng, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ khi Tổ quốc cần”.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip